Trang chủ Giới thiệu Thị trường - Sản phẩm Du lịch Liên hệ Đăng nhập Tải ứng dụng
Quay lại
Quay lại
Các món ngon từ bưởi
Sản phẩm nổi bật của Bưởi Chí Đám
Các bài viết mới nhất về bưởi
Tác dụng của bưởi
[fr]Tuyên truyền về công tác cứu nạn người đuối nước của lực lượng Cảnh sát PC&CC Thủ đô
[fr]Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao động -TB&XH, tính trung bình ở nước ta mỗi ngày có 9 trẻ em và vị thành niên chết đuối, cả năm là hơn 3.000 sinh mạng. Số người chết đuối ở Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nước trong khu vực và cao gấp 10 lần các nước phát triển.
[fr]

 Một số vụ đuối nước thương tâm ở một số địa phương xảy ra gần đây: Vụ đuối nước trên sông Trà Khúc, xảy ra ngày 15/4/2016 tại xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Nghãi, tỉnh Quảng Nghĩa làm chết 9 em học sinh lớp 6; hồi 17h40 ngày 16/4 tại xã Tịnh Khê cũng tại thành phố Quảng Ngãi làm chết 2 cháu (4 tuổi và 2 tuổi) do 2 cháu rơi xuống bể tự hoại của công trình đang xây dựng nhà hàng xóm; khoảng 16 giờ chiều ngày 30/4 tại bể bơi thuộc tòa B, chung cư Thăng Long Number One (số 1, Đại lộ Thăng Long, Quận Cầu Giấy, Hà Nội) làm bé trai 11 tuổi - sống tại chung cư chết đuối...đặc biệt là từ đầu tháng 5 đến nay, tại Nghệ An đã xảy ra 8 vụ đuối nước làm 14 trẻ em tử vong; riêng trong ngày 16/5, tại Nghệ An đã có 5 em và Thanh Hóa có 3 em bị đuối nước do tắm biển và tắm sông…

Nguyên nhân cơ bản của những vụ đuối nước nêu trên chủ yếu do nhận thức của cộng đồng người dân và những người có trách nhiệm về vấn đề này vẫn còn hạn chế, thiếu sự giám sát của người lớn, người dân thiếu kỹ năng bơi lội, môi trường sống không an toàn…

Để tổ chức tốt công tác cứu nạn người đuối nước, Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội hướng dẫn một số phương pháp, biện pháp như sau:

1. Khi gặp người đuối nước, ta phải hô hoán, kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp, đồng thời phải luôn phải để ý đến nạn nhân và tìm mọi cách để vớt họ lên.

2. Trường hợp nạn nhân ở gần bờ, có thể dùng chiếc gậy, cây sào…hoặc xa hơn  thì dùng 1 cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên được trên mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước lọc, thùng dầu ăn…đều có thể dùng cứu họ được. Ta thực hiện bằng cách níu chặt lấy một thân cây, một mô đất hoặc một vật gì chắc chắn rồi ném hoặc đưa vật hiện có cho nạn nhân nắm lấy và lôi vào bờ.

3. Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm lấy và lôi vào bờ.

4. Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền cho nạn nhân bám vào và lôi vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy, hoặc trong trường hợp khẩn thiết, ta buộc dây vào người và nhảy xuống nước cứu họ và dìu lên thuyền.

5. Khi không có vật gì trong tay mình, mà nạn nhân tuy không biết bơi nhưng ở chỗ không sâu lắm, hãy cởi áo của mình ra và quăng cho nạn nhân bám lấy và kéo vào bờ.

6. Trường hợp nếu người cứu bơi giỏi, nạn nhân ở xa bờ không thể dùng gậy hoặc sào thì cởi quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn cái áo (để hai tay không vướng víu) bơi nhanh về phía nạn nhân, đến gần cầm chặt tay áo, tung thân áo cho nạn nhân nắm lấy, rồi vừa bơi vừa kéo họ vào bờ. Hoặc dùng tay nắm ngay chùm tóc phía trên trán, giựt ngửa đầu nạn nhân ra đằng sau (dùng cứu các nạn nhân nữ rất hiệu quả).

Một số phương pháp cấp cứu người đuối nước:

1. Khi đem nạn nhân lên khỏi mặt nước hãy nghiêng đầu nạn nhân thấp hơn ngực để nước trong ngực chảy ra và giảm nguy cơ nôn mửa.

2. Đặt nạn nhân lên một tấm chăn hay áo khoác và kiểm tra tình trạng nạn nhân.

3. Tiến hành sơ cấp cứu nạn nhân:

- Nếu nạn nhân còn thở và tim còn đập nhẹ, chỉ cần đặt nằm đầu thấp, móc hết đờm dãi trong  mồm.

- Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết, sau đó móc hết đờm dãi trong mồm và cởi ngay quần áo, làm hô hấp nhân tạo.

- Với người đuối nước, làm phương pháp nhân tạo theo phương pháp nằm sấp là tốt nhất: Đặt nạn nhân nằm sấp trên mặt đất cứng; đầu nghiêng về một bên và gối cằm lên hai bàn tay sấp lại với nhau; kéo lưỡi nạn nhân ra để thông khí; người cứu quỳ ở phía đầu nạn nhân, dùng 2 bàn tay (2 ngón cái chạm vào nhau) ấn mạnh lên vùng bả vai, rồi buông ra từ từ (từ 3 - 3 giây) để nạn nhân thở ra; sau đó cầm 2 cánh tay của nạn nhân (trên khuỷu tay) kéo về phía mình (giữ y như vậy khoảng 2 - 3 giây) để nạn nhân thở vào, kế đó đặt 2 tay nạn nhân xuống đất. Làm như vậy 10-20 lần/phút (đối với trẻ em là 14 - 16 lần/phút).

Đối với phụ nữ đang có mang hay người đang có vết thương ở bụng ta có thể đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng; nâng cao vai nạn nhân (bằng gối hay chăn cuộn tròn), đầu nạn nhân hơi ngửa về phía sau, cằm hướng lên trên; người cứu quỳ ở phía đầu nạn nhân, nắm chặt 2 cổ tay nạn nhân, đặt 2 cánh tay của nạn nhân gập lại đặt lên trên giữa ngực, rồi nhấn mạnh thật thẳng xuống xương sườn để ép phổi tống không khí ra ngoài (thở ra); sau đó kéo bẹt 2 tay nạn nhân ra cho đến khi chấm đất (hít vào). Làm khoảng từ 15 - 20 lần trong một phút.

4. Cũng có thể áp dụng phương pháp kết hợp hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lông ngực (lưu ý là không được ấn bụng nạn nhân trừ khi có tắc nghẽn đường thở).

5. Thay quần áo nạn nhân, ủ ấm, tránh gió lạnh, gió lùa. Cho nạn nhân uống nước nóng (nước chè đường là tốt nhất), nên cho tiêm hay uống kháng sinh đề phòng viên phổi).

6. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để theo dõi, điều trị (ngay cả khi nạn nhân có dấu hiệu hồi phục).

Chú ý:

- Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết rồi! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu). Phương pháp này chỉ áp dụng khi hi vọng sống còn rất mong manh.

- Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân.

Để phòng tránh tai nạn đuối nước xảy ra. Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhân dân thực hiện tốt một số vấn đề sau:

- Định hướng các hoạt động sinh hoạt, vui chơi tập thể để thu hút mọi người vào các hoạt động an toàn lành mạnh.

- Hướng dẫn cho mọi người học bơi theo trường lớp có người quản lý.

- Kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ để hạn chế tiếp xúc.

- Phòng tai nạn đuối nước trong gia đình bạn bằng cách rào quanh ao hoặc nơi có nước sâu để bảo vệ người dân.

- Giếng, bể, chum vại, chậu nước và thùng nước phải có nắp đậy an toàn và chắc chắn.

- Trong mùa mưa lũ, cần phải có biển báo những chỗ nước sâu, nguy hiểm và nhắc nhở người dân tuân theo các lời chỉ dẫn.

- Luôn ở cạnh trẻ em và theo dõi sát khi chúng tắm hoặc chơi ở Ao, hồ, sông, suối, nơi  có nước sâu, đặc biệt là không được để trẻ đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm…

Liên kết website


Đang truy cập: 21
Hôm nay: 42
Trong tháng: 7,545
Tất cả: 78,780
ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
Tài khoản:
Mật khẩu:
  

HỢP TÁC XÃ BƯỞI CHÍ ĐÁM 
Địa chỉ: Thôn Chí Hai - Xã Chí Đám - Huyện Đoan Hùng - Tỉnh Phú Thọ 
Điện thoại: 01699.819.822 ; Fax: 0324.681444 
Website: htxbuoichidam.com 
Ghi rõ nguồn "htxbuoichidam.com" khi phát hành lại thông tin từ website này
Design by HueTechCo-op